Kiểm định áp kế Q.9

Kiểm định áp kế là công việc phải thực hiện trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ hàng năm phải kiểm định lại theo quy định của Luật Đo lường Việt Nam năm 2011.
Kiểm định áp kế
Cân chỉnh áp kế 0~600 bar

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH MÁY THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (insatest) là đơn vị có chức năng kiểm định áp kế và cấp chứng nhận cho các loại áp kế, công tắc áp suất, rơ le áp suất lắp đặt cho các loại thiết bị áp lực. Chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn các loại áp kế sử dụng cho các thiết bị trước, sau lắp đặt và trước khi đưa vào vận hành thiết bị.

– Kiểm định lần đầu, cấp chứng nhận cho áp kế trước khi đưa vào sử dụng trên thiết bị

– Kiểm định định kỳ theo theo quy định nhằm đánh giá tính nguyên vẹn, đảm bảo cấp chính xác của nó cho thiết bị làm việc tiếp theo.

– Kiểm định sau khi sửa chữa, bảo trì định kỳ.

1- Mức phí kiểm định áp kế:

   STT
Loại áp kế
Phạm vi đo
Đơn giá (đồng)
1
Áp kế Oxy (khí) Cấp chính xác từ 1.5 đến 6
(0÷25) bar
50.000
(25÷160) bar
50.000
(160÷400) bar
60.000
2
Áp kế dùng cho chất lỏng Cấp chính xác từ 1.5 đến 6
(0÷25) bar
50.000
(25÷160) bar
50.000
(160÷400) bar
60.000

2- Chi phí hiệu chuẩn áp kế:

TT
Loại áp kế
Phạm vi đo (bar)
Đơn giá (đồng)
Thuế VAT (đồng)
1
Áp kế các loại có cấp chính xác từ 1.5 đến 6
(0÷25)
60.000
10%
(25÷160)
60.000
10%
(160÷400)
80.000
10%

3- Quy trình kiểm định áp kế kiểu lò xo.

Khi thực hiện kiểm định, tổ chức kiểm định phải tiến hành theo ĐLVN: 08-2011 bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài:

•  Áp kế phải ở tình trạng hoạt động bình thường, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng, không bị ăn mòn, rạn nứt, han gỉ, kim không bị cong hoặc bị gãy, mặt số, ren, đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng.

•  Kính của áp kế không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc số chỉ. Kính có thể làm bằng vật liệu trong suốt khác nhưng phải giữ được sự trong suốt đó trong điều kiện làm việc lâu dài.

•  Vỏ của áp kế dùng trong môi trường khí nén phải có chỗ thoát khí để khí thoát dễ dàng khi lò xo bị phá hỏng, chỗ thoát khí phải có màng chắn bụi.

•  Trên áp kế phải ghi đầy đủ: đơn vị đo, hãng sản xuất, số phương tiện đo, môi trường đo, độ chính xác/cấp chính xác,…

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật:

•  Đơn vị đo lường áp suất chính thức là pascan (Pa) và các đơn vị đo lường áp suất khác được pháp luật quy định,

•  Giới hạn đo trên của áp kế cần kiểm định,

•  Giá trị độ chia của thang đo,

•  Việc đánh số thang đo phải thích hợp với vạch chia,

•  Ở trạng thái không làm việc, kim chỉ thị phải áp sát vào chốt tỳ trùng với vạch “0” hoặc lệch với vạch “0” một giá trị không vượt quá sai số cơ bản cho phép.

Bước 3: Kiểm tra đo lường:

Áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu, trình tự và phương pháp sau đây:

•  Sai số cơ bản cho phép khi kiểm định,

•  Sai số khi tăng và khi giảm áp suất,

•  Sai số đàn hồi,

•  Thời gian chịu tải…

Liên hệ kiểm định:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH MÁY THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP

Trụ sở chính: 32-34 Đường 9, Tăng Nhơn Phú B, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 18/2/4 Hoàng Hữu Nam, P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: (028) 62714488 – Hotline: 0909635363.

Mail: insatest1@gmail.com

 (TCVN)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top