Quy trình kiểm định 2021

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư 54_2016_TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 . Quý vị có thể tham khảo qui trình theo từng loại thiết bị:

A. Quy trình kiểm định thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn:

  1. Thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện)
  2. Cần trục tự hành
  3. Bàn nâng
  4. Sàn nâng người
  5. Quy trình KĐ KTAT Pa lăng xích kéo tay
  6. Tời điện dùng để nâng tải
  7. Tời điện dùng để kéo tải theo phương nghiêng
  8. Tời tay
  9. Xe nâng hàng
  10. Xe nâng người
  11. Vận thăng chở hàng có người đi kèm
  12. Vận thăng nâng hàng
  13. Thang máy điện QTKĐ 02 2021
  14. Thang máy chở hàng (Dumbwaiter)
  15. Thang cuốn, băng tải chở người
  16. Sàn biểu diễn di động
  17. Tàu lượn cao tốc
  18. Hệ thống máng trượt
  19. Đu quay
  20. Hệ thống cáp treo chở người
  21. CẦN TRỤC THÁP
  22. Xe tời điện chạy trên ray.
  23. Trục tải giếng đứng
  24. Trục tải giếng nghiêng
  25. Cốp pha trượt (QTKĐ 04-2017/BXD)
  26. Cần phân phối bê tông (QTKĐ 05-2017/BXD)
  27. Máy khoan, ép cọc, đóng cọc (QTKĐ 06-2017/BXD).
  • Quy trình kiểm định, thử tải thiết bị nâng: 

+ Thử tải tĩnh: (Quy trình kiểm định)

– Thử tải tĩnh thiết bị nâng phải tiến hành chất tải với tải trọng bằng 125% (mục 4.3.2 – TCVN 4244 – 2005) trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu (trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế) và phải phù hợp với chất lượng thực tế  của thiết bị.

– Thử tải tĩnh thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo mục 4.3.2 – TCVN 4244 – 2005.

– Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nếu trong 10 phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác (mục 4.3.2 – TCVN 4244 -2005).

+ Thử tải động: (Quy trình kiểm định)

– Thử tải động chỉ được tiến hành sau khi thử tải tĩnh đạt yêu cầu.

– Thử tải động thiết bị nâng phải tiến hành với tải trọng bằng 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị (mục 4.3.2 – TCVN 4244 – 2005), tiến hành nâng và hạ tải đó ba lần và phải kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu khác ứng với tải đó.

– Thử tải động thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo các mục 4.3.2 – TCVN 4244 – 2005.

– Thử tải động được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.

Quy trình kiểm định
Thử tải Giá Long môn
Quy trình kiểm định
Tải thử thang máy
Quy trình kiểm định
Thử tải cầu trục 85 tấn

B. Quy trình kiểm định thiết bị áp lực:

  1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng
  2. Nồi gia nhiệt dầu
  3. Hệ thống điều chế tồn trữ, nạp khí
  4. Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng
  5. Hệ thống đường ống dẫn khí y tế
  6. Chai chứa khí công nghiệp
  7. Bình chịu áp lực
  8. Hệ thống lạnh.
  9. Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ công nghiệp
  10. Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng tại nơi tiêu thụ dân dụng
  11. Hệ thống đường ống dẫn khí đốt bằng kim loại
  12. Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
  13. Chai Composite nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
Quy trình kiểm định
Kiểm tra chất lượng mối hàn
Quy trình kiểm định
Kiểm định hệ thống lạnh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top