Nhiệt kế tự ghi – Quy trình hiệu chuẩn 2021

1  . Tài liệu tham khảo:

  • ĐLVN 138-2004 “Nhiệt kế chỉ thị số và tương tự – Quy trình hiệu chuẩn”
  • KT01-1 “Hướng dẫn sử dụng, kiểm tra và hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế”; Quatest3
  • A guide to the measurement of humidity – The Institute of Measurement and Control, National Physical Laboratory.
  • The uncertainty of measurement of humidity and temperature. Calculating the uncertainty in the conditions experienced by items under test – Bob Pragnell, Consultant – bob@humidity.demon.co.uk (Humidity measurement)

2  Phạm vi áp dụng hiệu chuẩn:

Quy trình này áp dụng cho các nhiệt kế tự ghi có phạm vi đo từ -20 0C đến 150 0C, giá trị độ chia đến 0,10C  

nhiệt kế tự ghi
           Nhiệt kế tự ghi

3  Các phép hiệu chuẩn nhiệt kế tự ghi. 

Phải lần lượt tiến hành các phép hiệu chuẩn ghi trong bảng sau:

Tên phép hiệu chuẩn Theo điều nào của QTHC
1 Kiểm tra bên ngoài 6.1
2 Kiểm tra kỹ thuật 6.2
3 Kiểm tra đo lường 6.3
–  Kiểm tra khả năng tự ghi 6.3.1
–   Kiểm tra sai số đo nhiệt độ 6.3.2

4  Phương pháp và phương tiện hiệu chuẩn nhiệt kế tự ghi. 

  • Phương pháp so sánh kết quả đo trực tiếp giá trị trên phương tiện đo với giá trị chuẩn.
  • Phương tiện hiệu chuẩn
    • Tên phương tiện hiệu chuẩn:
Mã hiệu Phạm vi đo Khả năng đọc Độ chính xác Số chế tạo Số GCN hiệu chuẩn Ngày hiệu chuẩn
TH-ME-065 (-20 ÷ 150) oC;

(20 ÷ 95) %RH

0,1 oC; 0,1%RH ±0,2%FS (oC);

±2%FS (%RH)

Z095166 01665 18/10/2021
  • Đồng hồ bấm giây có giá trị độ chia 0,01 s.
  • Phương tiện rọi sáng.
  • Thiết bị đóng ngắt nguồn cho phương tiện đo cần hiệu chuẩn.
  • Phương tiện đo nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Phạm vi đo nhiệt độ: (0 ÷50) oC, giá trị độ chia 1 oC; Phạm vi đo độ ẩm: (0 ÷ 100) %RH, giá trị độ chia 1 %RH.

5  Điều kiện hiệu chuẩn và chuẩn bị hiệu chuẩn

  • Điều kiện môi trường: Khí tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện, nhiệt độ: (20 ± 2) oC;

Độ ẩm tương đối đối: từ 40 % RH đến 80 % RH.

  • Chuẩn bị hiệu chuẩn: 

Bật sấy phương tiện đo nhiệt kế cần hiệu chuẩn theo hướng dẫn vận hành của phương tiện.   

Sắp xếp các nhiệt kế vào buồng chuẩn, cài đặt nhiệt độ và độ ẩm cần hiệu chuẩn.

6  Tiến hành hiệu chuẩn nhiệt kế tự ghi. 

6.1   Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của phương tiện đo đối với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật, về hình dáng, kích thước, chỉ thị, nguồn nuôi, ký nhãn hiệu, cơ cấu niêm phong của phương tiện đo, tài liệu và phụ tùng kèm theo.

6.2   Kiểm tra kỹ thuật nhiệt kế tự ghi.

Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của phương tiện đo theo hướng dẫn vận hành (phạm vi đo, độ phân giải).

6.3    Kiểm tra đo lường nhiệt kế tự ghi. 

  • Kiểm tra khả năng tự ghi của nhiệt kế.
  • Gắn Nhiệt kế vào máy tính thông qua phần mền có sẵn và cài đặt:

        + Thời gian ghi: giờ-phút-giây.

        + Đơn vị nhiệt độ là: oC.

  • Lưu dữ liệu và tháo Nhiệt kế ra khỏi máy tính.
  • Nhấn nút khởi động trên Nhiệt kế khoảng 5 giây đến khi màn hình hiện mũi tên ► (tức là Nhiệt kế đã chuyển sang chế độ tự ghi).
  • Đưa Nhiệt kế vào Tủ tạo nhiệt độ – độ ẩm (nguồn chuẩn).
    • Kiểm tra sai số đo nhiệt độ
      • Điểm để kiểm tra như sau: 25 oC, 40 oC; 55 oC @ 60%RH hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
      • Đặt phương tiện đo cần hiệu chuẩn vào trong buồng đo của nguồn chuẩn.  
      • Thiết lập chế độ hoạt động của nguồn chuẩn nhiệt độ với điểm 25 o Cho nguồn hoạt động. Sau 90 phút ghi số chỉ nhiệt độ của của nguồn chuẩn và thời gian vào Biên bản hiệu chuẩn.
      • Thực hiện tương tự với phép đo đối với các điểm 40 oC; 55 oC. Ghi kết quả đo được vào biên bản hiệu chuẩn.
      • Đưa Nhiệt kế ra khỏi nguồn chuẩn và gắn lên máy tính để lấy dữ liệu.

6.4    Tính toán kết quả nhiệt kế tự ghi. 

–         Nhiệt độ trung bình nhiệt kế. (0C)

–         Nhiệt độ trung bình nguồn chuẩn. (0C)

–         Sai số cho phép đạt yêu cầu và cấp Giấy chứng nhận tại INSATEST: ±3 0C  

6.5    Yếu tố ảnh hưởng nhiệt kế tự ghi. 

Hiệu chính Yếu tố Phân bố Kiểu ĐKĐBĐ chuẩn
δTS Độ không đảm bảo đo của buồng chuẩn nhiệt độ Chuẩn A u (δTs)
δTD Độ trôi của giá trị chuẩn nhiệt độ Chữ nhật B u (δTD)
δTR Độ phân giải của nhiệt kế tự ghi   Chữ nhật B u (δTR)
δTRe Độ không đảm bảo đo độ lặp lại của nhiệt kế tự ghi  Chữ nhật B u (δTRe)
δTH Độ không đảm bảo đo do hiện tượng trễ của nhiệt kế tự ghi  Chữ nhật B u (δTH)

6.6 Đánh giá độ không đảm bảo đo (ĐKĐBĐ):

Độ không đảm bảo đo của kết quả hiệu chuẩn nhiệt kế phát sinh do nhiều yếu tố gây sai số, từ tổ hợp chuẩn sử dụng và nhiệt kế cần hiệu chuẩn, được tính cho toàn dải đo ở cùng mức độ tin cậy 95 % với hệ số k = 2.

6.7    Xử lý chung.

6.7.1 – Sau khi hiệu chuẩn:

        + Lập biên bản hiệu chuẩn theo mẫu “M01-QT30”.

        + Dán tem hiệu chuẩn.

        + Cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn theo mẫu “M02-QT30”.

6.7.2 Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 01 năm.

(INSATEST)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top