Quy định hệ thống điện phân phối.
Sóng hài điện áp, sóng hài dòng điện được quy định theo Thông tư 39/2015/TT-BCT
I. Sóng hài điện áp
a) Tổng biến dạng sóng hài điện áp là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp với giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản được tính theo công thức sau:
Trong đó:
– THD: Tổng biến dạng sóng hài;
– Vi: Giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá;
– V1: Giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản (tần số 50 Hz).
b) Giá trị cực đại cho phép của tổng biến dạng sóng hài do các thành phần sóng hài bậc cao gây ra đối với các cấp điện áp 220 kV và 500 kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
II. Sóng hài dòng điện
a) Tổng biến dạng sóng hài dòng điện là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài dòng điện với giá trị hiệu dụng của dòng điện bậc cơ bản ở chế độ phụ tải, công suất phát cực đại được tính theo công thức sau:
Trong đó:
– TDD: Tổng biến dạng sóng hài dòng điện;
– Ii: Giá trị hiệu dụng của sóng hài dòng điện bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá;
– IL: Giá trị hiệu dụng của dòng điện bậc cơ bản (tần số 50 Hz) ở phụ tải. Công suất phát cực đại là giá trị trung bình của 12 phụ tải, công suất phát cực đại tương ứng với 12 tháng trước đó. Trường hợp đối với các đấu nối mới hoặc không thu thập được giá trị phụ tải, công suất phát cực đại tương ứng với 12 tháng trước đó. Thì sử dụng giá trị phụ tải, công suất phát cực đại trong toàn bộ thời gian thực hiện phép đo.
b) Giá trị cực đại cho phép của tổng biến dạng sóng hài dòng điện do các thành phần sóng hài bậc cao gây ra. Đối với các cấp điện áp 220 kV và 500 kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
Cho phép đỉnh nhọn bất thường của sóng hài trên lưới điện truyền tải vượt quá tổng biến dạng sóng hài. Nhưng phải đảm bảo 95 % giá trị đo sóng hài điện áp và sóng hài dòng điện với thời gian đo ít nhất 01 tuần và tần suất lấy mẫu 10 phút/lần không được vượt quá giới hạn quy định.
III. Nhấp nháy điện áp
Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong Bảng như sau:
Cấp điện áp | Mức nhấp nháy cho phép |
110 kV | Pst95% = 0,80
Plt95% = 0,60 |
Trung áp | Pst95% = 1,00
Plt95% = 0,80 |
Hạ áp | Pst95% = 1,00
Plt95% = 0,80 |
IV. Các phương pháp làm giảm sóng hài điện áp.
- Thay thế các thiết bị hư hỏng
- Dùng cuộn kháng AC hoặc cuộn kháng DC cho biến tần
- Giải pháp chỉnh lưu 12 xung
- Sử dụng loại biến tần có sóng hài thấp
- Sử dụng bộ lọc
Sử dụng bộ lọc để giảm thiểu sóng hài
Bộ lọc hoạt động song song đa chức năng AFQ là giải pháp hoàn chỉnh nhất để giải quyết những vấn đề chất lượng nguồn điện gây ra. Cụ thể trong các cơ sở công nghiệp hoặc thương mại. Không chỉ bởi sóng hài mà còn cho sự mất cân bằng dòng điện, và thậm chí tiêu thụ điện năng phản kháng (chủ yếu là hệ số công suất):
- Giảm dòng sóng hài lên đến bậc 50 (2500 Hz). Người dùng lựa chọn các tần số sóng hài được lọc cho hiệu quả cao hơn.
- Hiệu chỉnh mức tiêu thụ dòng điện không cân bằng giữa các pha của hệ thống điện.
- Bù công suất phản kháng. Một trong hai dạng điện cảm hoặc điện dung.
- Các bộ lọc này cung cấp chức năng ưu tiên có thể cấu hình để sử dụng tối ưu các khả năng lọc theo nhu cầu cài đặt. Những trường hợp có yêu cầu lọc cao hơn, tối đa 8 bộ lọc có thể được kết nối song song (các bộ lọc ghép song song phải cùng công suất).
Khi quý khách có nhu cầu thí nghiệm chất lượng điện, vui lòng liên hệ:
Trung tâm kiểm định máy thiết bị công nghiệp
Trụ sở: 34 đường 9, Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Phòng thí nghiệm: 18/2/4 Hoàng Hữu Nam, Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP.HCM
ĐT: 028.62714488; Cell phone: 0909635363 www.insatest.com
(INSATEST)