THIẾT BỊ NÂNG KIỂU CẦU – CẦU TRỤC
Phần lớn xe con, biến tần, tay lấy điện của cầu trục được nhập khẩu từ các nước Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Phần cơ khí như dầm chính, dầm biên được gia công tại Việt Nam.
– Kiểm tra phần điện:
-
Dây cáp điện đứt ngầm làm mất điện điều khiển hoặc mất điện động lực.
-
Chổi điện tiếp xúc không tốt gây ra mất pha.
-
Các thiết bị điện trong tủ điện bị hư: Áptomat , biến áp điều khiển, khởi động từ , rơ le nhiệt, công tác hành trình biến tần…
-
Hỏng nút bấm ở tay bấm điều khiển có dây.
-
Hỏng điều khiển từ xa cho cầu trục.
-
Sau khi kiểm tra chắc chắn các thiết bị đóng cắt và bảo vệ trên mà động cơ vẫn không hoạt động thì ta tiến hành kiểm tra motor
– Kiểm tra phần cơ khí:
-
Móc cẩu bị kẹt puli không quay.
-
Cáp tải nâng vật bị đứt hoặc kẹt vào tang palang.
-
Bánh răng di chuyển không ăn khớp
-
Ray dẫn hướng chạy bị sai lệch và cầu trục không thể di chuyển
-
Cầu trục cổng trục có những tiếng kêu lạ
1.Tay lấy điện cầu trục:
Do làm việc lâu ngày, làm việc trong môi trường bụi, mã kim loại, sơn. Làm phần tiếp xúc không tốt (Khắc phục: Vệ sinh thường xuyên, nếu mòn quá thì thay)
2. Biến tần cầu trục:
Biến tần thường do lỗi nhà chế tạo hoặc nhân viên cài đặt nhầm vì mục đích thay đổi tốc độ nâng – hạ vật nâng. Ngoài ra còn mục đích thay đổi thời gian đóng thắng nhanh hay chậm.
3. Bánh răng trong hộp giảm tốc: Do làm việc chịu tải lâu ngày dẫn đến mòn răng hoặc gãy trục. (Khắc phục: Ở Việt Nam gia công được nhưng không bền, thời gian làm việc khoảng 8-12 tháng lại hỏng).
4. Đường dẫn: Bu lông liên kết giữa cột và đường chạy làm việc lâu ngày sẽ bị lỏng, rơt đai ốc (Khắc phục: Xiết lại bu lông – đai ốc)
5. Thắng (phanh): Thường là loại thắng đĩa thường đóng, một số loại thắng côn. Hỏng hóc do mòn, vỡ; nguyên nhân chính là làm việc nặng nhọc, lâu ngày.
Ở Việt Nam gia công lại được nhưng không bền, nếu có điều kiện thay bằng hàng chính hãng.
- Tùy từng trường hợp cụ thể các Bác cứ alo để em tư vấn ạ, thanks! (0963410634; https://insatest.com).
(INSATEST)