Thẩm định kết cấu thép được thực hiện:
– Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, đơn vị thẩm định tiến hành khảo sát sơ bộ công trình cần thẩm định.
– Lập đề cương và dự toán thực hiện thẩm định kết cấu thép.
– Tiến hành thẩm định kết cấu thép, thu thập số liệu tại hiện trường khi Chủ đầu tư đồng ý với đề cương và dự toán thẩm định.
– Xử lý số liệu tại văn phòng và ra kết quả báo cáo trong thời gian hai bên đã thỏa thuận.
1. Mục đích:
– Kiểm tra khả năng chịu lực, đánh giá độ an toàn của kết cấu thép trước khi đưa vào sử dụng.
– Kiểm tra khả năng chịu lực khi kết cấu thép làm việc với điều kiện thực tế
– Đánh giá độ an toàn khi công trình bị sự cố: nứt, nghiêng, thay thế linh kiện mới.
2. Nội dung thực hiện:
Thẩm định kết cấu thép theo yêu cầu của khách hàng. Dựa trên những số liệu trên bản vẽ hoặc những số liệu thu được sau khi khảo sát công trình thực tế của khách hàng. Trung tâm kiểm định máy thiết bị công nghiệp (Insatest) tiến hành:
- Tính toán tải trọng, vật liệu chế tạo kết cấu thép.
- Lập sơ đồ tính.
- Chạy phần mền tính toán (SAP2000; Matlab; ETABS; SAFE; Robot Structural).
- Kiểm tra bền, ổn định theo tiêu chuẩn hiện hành (hoặc theo yêu cầu của đơn vị sử dụng)
3. Tiêu chuẩn thực hiện thẩm định kết cấu thép:
– TCVN 4244 : 2005 “Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật”
– TCVN 2737:1995 “Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế”.
– TCVN 5574 : 2012 “Tiêu chuẩn thiết kế bê tông và bê tông cốt thép”
– TCVN_5575_2012 “Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế”
– TCXDVN 9381 : 2012 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”
– TCVN 9356 : 2012 “Kết cấu bê tông cốt thép – Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông”
– TCXDVN 9400 : 2012 “Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa”
Mọi thông tin cần thiết, xin liên hệ: https://insatest.com (INSATEST)