Thử tải cầu trục 2021

THIẾT BỊ NÂNG – KIỂM TRA VÀ THỬ TẢI

Kiểm định Cầu trục là một công việc bắt buộc phải thực hiện trước khi đưa vào sử dụng. Thông tư 53/2016/TT_BLÐTBXH quy định các thiết bị phải được kiểm định kỹ thuật an toàn theo các Quy phạm hiện hành.

Thử tải cầu trục
             Thử tải cầu trục

1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng : 

Thử tải cầu trục

– TCVN 4244: 2005 “thiết bị nâng – thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật”

QCVN7 2012 BLĐTBXH “Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.”

2. Các bước thực hiện thử tải cầu trục:

– Kiểm tra hồ sơ lý lịch cầu trục.

– Kiểm tra bên ngoài, thử vận hành không tải. (Kiểm tra các thiết bị an toàn, các giới hạn định vị của cầu trục).

Thử tải cầu trục
         HẠN VỊ CẦU TRỤC

– Kiểm tra điện trở nối đất không được quá 4,0Ω , điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5 MΩ (điện áp thử 500V) 

– Tiến hành thử tải tĩnh thiết bị nâng kiểu cầu (125%.tải làm việc) với mục địch: 

Tải bao nước
          Thử tải cầu trục

+ Kiểm tra độ võng theo nhà thiết kế hay là kiểm tra biến dạng dư của kim loại, kiểm tra thắng (phanh) của cầu trục có bị trôi tải hay không

+ Cáp nâng có chịu được tải

– Tiến hành thử tải động (110%.tải làm việc) vận hành 3 lần với mục địch:

+ Kiểm tra thắng có làm việc ổn định không.

+ Kết cấu thép có chắc chắn hay không.

– Xử lý kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho đơn vị sử dụng.

Đối với kiểm định lần đầu thì thời gian tái kiểm định là không quá 3 năm. 

3. Để được tư vấn đầy đủ, vui lòng liên hệ: 

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH MÁY THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (INSATEST)

32-34 đường 9, Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP.HCM

ĐT: 028.62714488;     DĐ: 0909635363.           https://insatest.com 

 

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top