Thử nghiệm kích thủy lực 2022

Thử nghiệm kích thủy lực
Thử nghiệm kích thủy lực

Thử nghiệm kích thủy lực được thực hiện theo các bước sau: 

 I-  PHẠM VI ÁP DỤNG:  

  • Kích thủy lực.
  • Ống mền, ống kim loại.
  • Bồn chứa

II- CĂN CỨ THỬ NGHIỆM KÍCH THỦY LỰC:

– ANSI B30.1, Jacks, Industrial Rollers, Air Casters, and Hydraulic Gantries.

– ASME PALD, Safety Standard for Portable Automotive Lifting Devices.

TCVN 8300:2009 Hydraulics Structures  Hydraulic Operating Cylinder Technical requirements on designing, erection, acceptance, transfer. (Tải về)

III- PHƯƠNG TIỆN KIỂM TRA :

– Bơm thủy lực có khả năng tạo áp suất theo áp suất thiết kế của kích thủy lực.

– Áp kế chuẩn, có thang đo lớn hơn thang đo của kích thủy lực.

– Hóa chất để kiểm tra rò rỉ của kích.

– Thước dây, thước kẹp.

– Máy kiểm tra siêu ầm bề dày kim loại.

IV- CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ :

– Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị.

– Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình thử nghiệm. Xác định kích thước đầu nối để nối giữa Bơm thủy lực và kích thủy lực.

– Đảm bảo đủ phương tiên bảo hộ, tải trọng thử, quy trình, biện pháp an toàn trong suốt quá trình thử nghiệm.

Thử nghiệm kích thủy lực
Thử nghiệm kích thủy lực (Kích hệ giằng – I)

V- CÁC BƯỚC KIỂM TRA :

      – Kiểm tra bên ngoài.

      – Thử tải, thử nghiệm khả năng chịu áp suất lớn nhất.

      – Xử lý kết quả kiểm tra.

VI- TIẾN HÀNH KIỂM TRA :

1- Kiểm tra bên ngoài :

– Kiểm tra các chi tiết của kích thủy lực.

– Kiểm tra thân kích, tay lắm, nhãn mác. 

– Kiểm tra các mối liên kết, các thiết bị phụ trợ an toàn.

– Kết quả kiểm tra bên ngoài được coi là đạt yêu cầu nếu trong quá trình kiểm tra không phát hiện các vết nứt, cong vênh, rò rỉ dầu nhớt.

Thử nghiệm kích thủy lực
Thử nghiệm kích thủy lực tại hiện trường

2- Thử nghiệm áp suất kích thủy lực:

– Khi kích thủy lực và bơm thủy lực đã được gắn chặt. Ta tăng áp suất từ từ và nhìn vào đồng hồ áp kế để kiểm tra áp suất dầu tăng lên.

– Khi áp suất dầu đã được tăng đến áp suất cần thử nghiệm thì dừng lại.

– Thời gian duy trì là 10 phút, sau 10 phút ta mở van xả và kiểm tra kích thủy lực.

– Kích thủy lực được coi là đạt yêu cầu khi:  

+ Không tụt áp trong quá trình kiểm tra

+ Hành trình của kích có khác thường so với hồ sơ thiết kế.

+ Không rò rỉ dầu ở cylinder và đường ống.

+ Không có biến dạng bất thường trong quá trình thử nghiệm

 3- Xử lý kết quả kiểm tra:

– Lập biên bản ghi chép tại hiện trường

– Cấp Chứng chỉ kiểm tra thử nghiệm cho khách hàng.

Liên hệ:

Đến với TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH MÁY THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (INSATEST), khách hàng sẽ được thực hiện quy trình thử nghiệm kích thủy lực một cách an toàn và hiệu quả. (INSATEST) cam kết thực hiện nhanh chóng, không rườm rà, không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của khách hàng, cũng như tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu kiểm định các cơ quan chức năng đề ra.

Sự an toàn của quý khách khi sử dụng là luôn là đích đến của mỗi chúng tôi. Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm một đơn vị thử nghiệm kích thủy lực đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy gọi đến Trung tâm hoặc đến ngay với chúng tôi theo địa chỉ:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH MÁY THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (INSATEST) 
Trụ sở: 34 Đường 9, P. Tăng Nhơn Phú B, TP.Thủ Đức, TP.HCM.

Văn phòng: 18/2/4 Hoàng Hữu Nam, P. Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, HCM 

ĐT: 028.62714488; DĐ: 0963410634           www.insatest.com

Mail: insatest1@gmail.com

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top