QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC 2021

Kiểm định cầu trục
Cấu tạo cầu trục 2 dầm

Kiểm định cầu trục, cổng trục, pa lăng điện được thực hiện theo: QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH (Tải về)   

Tóm tắt quy trình như sau:

1. Kiểm tra bên ngoài (kiểm định cầu trục):

1.1. Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn.

1.2. Xem xét lần l­ượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

– Kết cấu kim loại của thiết bị nâng, các mối hàn, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông của kết cấu kim loại, buồng điều khiển, thang, sàn và che chắn;

– Móc và các chi tiết của ổ móc, cáp, cố định đầu cáp.

– Puly, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc. Đường ray. 

– Các thiết bị an toàn (hạn chế chiều cao nâng, hạ; hạn chế di chuyển xe con, máy trục; thiết bị chống quá tải);

– Kiểm tra điện trở nối đất không được quá 4,0Ω, điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5 MΩ (điện áp thử 500V);

– Các phanh phải kiểm tra theo quy định tại mục 1.5.3.3 TCVN 4244:2005.

Đánh giá: Kết quả kiểm định cầu trục khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không phát hiện các hư hỏng.

2. Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải:

– Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị, bao gồm: tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu;

– Các phép thử trên đ­ược thực hiện không ít hơn 03 (ba) lần.

3. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử:

3.1. Thử tĩnh:

Tải trọng thử bằng: 125% Qtk hoặc bằng 125% Qsd, trong đó:

+ Qtk: tải trọng thiết kế;

+ Qsd: tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu (tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất l­ượng thực tế của thiết bị).

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 (mười) phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư­ hỏng khác.

Kiểm định cầu trục

Kiểm định cầu trục – Thử tải bẳng mỏ neo

3.2. Thử động:

Tải trọng thử bằng: 110% Qtk hoặc bằng 110% Qsd. Tiến hành nâng và hạ tải trọng thử ba lần và phải kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu khác ứng với tải đó.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư­ hỏng khác.

Kiểm định cầu trục
Kiểm định cầu trục – Thử tải bằng bê tông

3.3. Đối với thiết bị nâng hoạt động trong môi trường đặc biệt:

3.3.1. Những thiết bị nâng chỉ dùng để nâng hạ tải (nâng cửa ống thủy lợi, cửa ống thủy điện) thì:

– Thử tĩnh theo 3.1;

– Có thể thử động với tải trọng bằng 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị (mục 4.3.2-TCVN 4244:2005) khi không di chuyển thiết bị và xe con. Tiến hành nâng và hạ tải đó ba lần và phải kiểm tra hoạt động của các cơ cấu nâng, hạ ứng với tải đó.

Kiểm định cầu trục
Kiểm định cầu trục – Thử tải bằng xi lanh thủy lực

3.3.2. Khi thử tĩnh và thử động những cầu trục phục vụ các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, trạm thủy lợi cho phép sử dụng thiết bị chuyên dùng để tạo tải trọng thử mà không cần dùng tải (thông thường dùng các xy lanh – pít tông thủy lực để tạo tải trọng thử).

Trường hợp này cơ sở sử dụng hoặc nhà cung cấp, lắp đặt thiết bị phải lập quy trình vận hành thiết bị tạo tải trọng thử và phải được xác nhận giữa các bên liên quan. Tất cả các thiết bị đo lường, bảo vệ liên động và an toàn của thiết bị tạo tải trọng thử phải được kiểm tra theo đúng quy định.

– Thử tĩnh theo 3.1;

– Thử động với tải thử 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị phải được tiến hành không ít hơn 01 (một) vòng quanh tang. Tiến hành nâng và hạ tải đó ba lần và phải kiểm tra hoạt động của các cơ cấu nâng, hạ ứng với tải đó.

4. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC.

Lập biên bản kiểm định cầu trục với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.

Thông qua biên bản kiểm định:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

– Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

– Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;

– Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định cầu trục.

5. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC.

Thời hạn kiểm định cầu trục định kỳ là 03 năm. Đối với thiết bị nâng kiểu cầu có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top