Kiểm định xe nâng hàng được thực hiện theo quy trình: QTKĐ: 17-2016/BLĐTBXH (Tải về)
Tóm tắt quy trình như sau:
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Kiểm định xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000 kg trở lên di chuyển bằng bánh lốp.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
– QCVN 25_2015_BLDTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên;
– QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;
– QCVN 13:2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.
– TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại; Tiêu chuẩn quốc gia
3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA (KIỂM ĐỊNH XE NÂNG)
Theo các tài liệu viện dẫn.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải – phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH XE NÂNG.
Thiết bị phục vụ kiểm định phải được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định
6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH XE NÂNG.
Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH XE NÂNG.
Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH XE NÂNG.
8.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
- Kiểm tra việc ghi nhãn.
- Khung, sàn, thân vỏ, đối trọng.
- Buồng lái.
- Thiết bị công tác (kiểm định xe nâng).
- Hệ thống thủy lực.
- Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, quan sát.
- Hệ thống di chuyển.
- Hệ thống phanh.
8.2. Kiểm tra kỹ thuật, kiểm định xe nâng:
Quãng đường phanh của xe nâng
Trọng lượng của xe nâng (Kg) | Quãng đường phanh (m) |
m ≤ 32.000 | S ≤ v2/150 + 0,2(v + 5) |
m > 32.000 | S ≤ v2/44 + 0,1(32 – v) |
m: trọng lượng của xe nâng (kg); s quãng đường phanh (m); v vận tốc xe nâng (km/h) |
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế.
8.3. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử:
8.3.1.Thử tĩnh:
– Tải trọng thử: 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd), trong đó:
+ SWL: tải trọng làm việc an toàn của thiết bị;
+ Q(sd): tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
– Tải trọng thử được nâng ở độ cao 100 mm đến 200 mm so với mặt đất. Tải trọng thử có trọng tâm tải nằm trong giới hạn cho phép.
– Thời gian thử tải: 10 phút.
Đánh giá: Kết quả khi thử tải tĩnh kiểm định xe nâng đạt yêu cầu khi trong 10 phút tải trọng thử không bị trôi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu.
8.3.2. Thử động:
– Tải trọng thử: 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd).
– Cho xe nâng hàng nâng, hạ tải trọng thử 3 lần. Kiểm tra kết cấu kim loại, hệ thống thủy lực.
– Cho xe nâng di chuyển tiến, lùi, quay, kiểm tra hệ thống di chuyển.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi tải trọng thử không bị trôi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu; Hệ thống thủy lực không bị rò rỉ, nứt; hệ thống di chuyển hoạt động bình thường.
8.3.3. Thử phanh tay:
Tải trọng thử: 100% SWL, cho xe đỗ trên dốc với độ dốc tối thiểu 20% hoặc độ số tối đa theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật, kéo phanh tay, kiểm tra sự dịch chuyển của xe nâng trong thời gian 01 phút.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong thời gian thử, thiết bị không bị trôi.
9. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH XE NÂNG.
Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu.
10. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH XE NÂNG.
Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là 02 năm. Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.