KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ 2021

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ
HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ

Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế theo quy trình: QTKĐ: 05-2016/BLĐTBXH 

Tóm tắt quy trình thực hiện như sau:

  1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ.

Quy trình kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế này áp dụng để Kiểm định lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các hệ thống đường ống dẫn khí y tế có đường kính ngoài không quá 150 mm.

  1. TÀI LIỆU VIỆN DẪN.

Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế cần tham khảo các tài liệu sau:

– TCVN 8022-1:2009 – Hệ thống đường ống khí y tế – Phần 1: Hệ thống đường ống cho khí nén y tế và chân không;

– TCVN 7742:2007 – Hệ thống làm giàu ôxy để sử dụng với hệ thống ống dẫn khí y tế;

– TCVN 6008-2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

  1. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA

Các thuật ngữ dùng trong Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế như trong tài liệu tham khảo

  1. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ.

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hệ thống đường ống đường ống dẫn khí y tế;

– Kiểm tra sơ đồ hệ thống đường ống;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong (nếu có);

– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;

– Xử lý kết quả Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế.

  1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ. 

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ
Máy siêu âm khuyết tật kim loại
  1. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ.

Hệ thống đường ống phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

  1. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ.

7.1. Thống nhất kế hoạch Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:

7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hệ thống đường ống.

7.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

7.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

  1. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ.

8.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong (nếu có):

Thực hiện việc Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế bằng mắt thường và sử dụng các dụng cụ cần thiết như: kính lúp, thước đo (thước cứng, thước dây, thước cặp, thước lá, pan me) và đèn chiếu sáng chuyên dụng.

8.1.1. Mặt bằng, vị trí lắp đặt.

8.1.2. Vị trí lắp ống, việc bố trí giá đỡ, giá treo ống, bố trí ống tại các vị trí xuyên qua sàn, tường, móng nhà, bố trí cơ cấu bù dãn nở, tủ van điều áp, van khóa cô lập, van xả khí thải, nước ngưng hoặc tạp chất khác.

8.1.3. Kiểm tra màu sơn, dán nhãn:

8.1.4. Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có).

8.1.5. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật lắp đặt (Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế):

– Không được sử dụng đường ống làm giá đỡ và cũng không được đỡ đường ống bằng các đường ống hoặc ống dẫn khác.

– Đối với hệ thống đường ống khí oxy và các khí có khả năng gây cháy nổ cần kiểm tra các điều kiện an toàn chống cháy nổ theo các TCVN hiện hành và việc lắp đặt trạm hay nguồn cấp khí oxy phải tuân thủ theo các quy định tại phụ lục B của TCVN 7742:2007 (tham khảo ở phần phụ lục của quy trình).

Đánh giá: Kết quả Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế đạt yêu cầu khi đáp ứng các quy định của điều 11.1 & 11.2 của TCVN 8022-1:2009 và phụ lục B của TCVN 7742:2007.

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế
Đường ống dẫn khí

8.2. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm:

8.2.1. Nếu đơn vị lắp đặt đã tiến hành thử nghiệm, có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ kết quả thử này mà không cần thử nghiệm lại khi kết quả thử phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng.

8.2.2. Nếu thiết bị có kết cấu nhiều phần làm việc ở cấp áp suất khác nhau có thể tách và thử cho từng phần.

8.2.4. Thử bền.

8.2.4.1. Môi chất thử là nước, chất lỏng không ăn mòn, độc hại. Môi chất thử có thể là khí trơ hoặc không khí. Nhiệt độ môi chất thử dưới 50oC và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5oC.

8.2.4.2. Áp suất, thời gian duy trì được quy định như sau:

Loại ống Áp suất thử

(bar)

Thời gian duy trì

(phút) (I)

Đối với đường ống có các phụ kiện có thể phân hủy như các vật liệu phi kim loại hay có các tạp chất có thể tự bốc cháy 1,5 Plv nhưng không nhỏ hơn 5 10
Đường ống thông thường có áp suất từ 0,7 bar trở lên 1,2 Plv nhưng không nhỏ hơn 5 10
Đường ống chân không 5 10

8.2.4.3. Trình tự tiến hành (Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế):

– Nạp môi chất thử và tiến hành tăng áp suất từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng hệ thống đường ống. Theo dõi, phát hiện các hiện tượng biến dạng, nứt… trong quá trình thử bền.

– Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình kiểm tra. Sử dụng búa kiểm tra gõ vào các vị trí có nghi ngờ sau đó giảm áp suất về (0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.

Đánh giá: Kết quả thử bền đạt yêu cầu khi:

– Không phát hiện có biến dạng;

– Không có hiện tượng rạn nứt;

– Không tìm ra bọt khí, bụi nước, rỉ nước qua các mối nối;

– Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử.

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế
Đường ống dẫn khí Oxygen

8.2.5. Thử kín đường ống khí nén, ô xy:

8.2.5.1. Môi chất thử: Không khí hoặc khí trơ

8.2.5.2. Áp suất thử: bằng áp suất làm việc cho phép.

8.2.5.3. Thời gian duy trì áp suất thử: từ 2h đến 24h.

8.2.5.4. Trình tự tiến hành:

– Nạp đầy môi chất thử, tiến hành tăng áp suất từ từ đến áp suất làm việc, ngắt nguồn cấp;

– Tiến hành kiểm tra bằng nước xà phòng, bình xịt bọt; nên kiểm tra ở các mối hàn, mặt bích, mối nối ren, nối van, các khẩu khí y tế trước. Nếu đã thử hết mà không phát hiện vết xì hở mà áp suất vẫn giảm thì lúc đó kiểm tra trên đường ống nguyên.

8.2.6. Thử kín đường ống chân không: Hút chân không đến áp suất làm việc, ngắt nguồn tạo chân không. Duy trì trong suốt quá trình.

– Không phát hiện rò rỉ khí;

– Đối với hệ thống đường ống khí nén y tế:

+ Phần trung áp và hạ áp:

Trong thời gian từ 2h đến 24h, áp suất thử kín sụt áp không quá 0,4%/h khi không có ống mềm;

Trong thời gian từ 2h đến 24h, áp suất thử kín sụt áp không quá 0,6%/h khi có ống mềm.

+ Phần cao áp:

Trong thời gian từ 2h đến 24h, áp suất thử kín sụt áp không quá 0,025%/h;

– Đối với đường ống chân không, áp suất thử kín không được tăng quá 0,2 bar/giờ.

8.2.7. Trong quá trình thử bền, thử kín có thể tiến hành hiệu chỉnh và niêm chì van an toàn.

8.2.8. Van an toàn có thể được hiệu chỉnh và niêm chì không cùng với quá trình thử bền, thử kín.

Áp suất mở của van an toàn phụ thuộc vào quá trình công nghệ, trong mọi trường hợp không được vượt quá 1,1 lần áp suất làm việc cho phép của đường ống.

  1. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ.

9.1. Lập biên bản Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.

9.2. Thông qua biên bản kiểm định:

– Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

– Người được giao tham gia và chứng kiến kiểm định;

– Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

  1. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ Y TẾ.

10.1. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ của hệ thống đường ống là 03 năm. Đối với hệ thống đường ống đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm. Đối với hệ thống đường ống đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế định kỳ là 01 năm.

10.2. Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top