Kiểm định cần trục được thực hiện theo Quy trình kiểm định QTKĐ 10-2016/BLĐTBXH (tải về);
Tóm tắt quy trình như sau:
1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài (Kiểm định cần trục):
1.1. Kiểm tra vị trí mặt bằng đặt thiết bị, hàng rào bảo vệ, các khoảng cách, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định cần trục.
1.2. Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
1.3. Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết.
Đánh giá: Kiểm định cần trục đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật làm ảnh hưởng đến các cơ cấu, chi tiêt, bộ phận của thiết bị và đáp ứng các yêu cầu tại mục 8.1.
2. Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải (Kiểm định cần trục):
– Cơ cấu nâng hạ móc, nâng hạ cần, cơ cấu quay, cơ cấu di chuyển thiết bị (nếu là loại tự hành bánh xích).
– Các thiết bị an toàn: khống chế nâng hạ móc, khống chế nâng hạ cần, hệ thống hạn chế quá tải tại các vị trí (nếu có), chỉ báo tầm với và tải trọng tương ứng.
– Phanh, hãm cơ cấu nâng hạ cần và móc.
– Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.
– Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.
Đánh giá: Kết quả Kiểm định cần trục đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số, tính năng thiết kế và đáp ứng các quy định tại mục 8.2.
3. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử (Kiểm định cần trục):
3.1. Thử tĩnh:
– Tải trọng thử: 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd), trong đó:
+ SWL: tải trọng làm việc an toàn của thiết bị;
+ Q(sd): tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
– Khi nâng tải, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống hạn chế quá tải tại các vị trí này. Thiết bị khống chế quá tải phải ngăn chặn được các cơ cấu tiếp tục hoạt động vượt quá giới hạn an toàn của thiết bị và chỉ cho phép các cơ cấu đó hoạt động theo chiều ngược lại để đưa tải về trạng thái an toàn hơn.
– Treo tải lần lượt tại hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của thiết bị và thực hiện theo 4.3.2, TCVN 4244:2005. (C)
Đánh giá: kết quả Kiểm định cần trục đạt yêu cầu khi trong 10 phút thử tải, cần trục tự hành không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các quy định tại mục 4.3.2, TCVN 4244:2005.
3.2. Thử động (kiểm định cần trục):
– Tải thử: 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd).
– Treo tải lần lượt tại hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của thiết bị và thực hiện theo mục 4.3.2, 4.3.3 TCVN 4244:2005.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình thử tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của Cần trục tự hành không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các quy định tại mục 4.3.2, 4.3.3 TCVN 4244:2005.
4. Không quá 2 ngày làm việc, INSATEST sẽ ban hành Giấy chứng nhận kiểm định cần trục.