KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG 2021

KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG
Thử tải bàn nâng ô tô tại tòa nhà Bitexco (68 tầng)

Ký hiệu quy trình: QTKĐ 11-2016/BLĐTBXH (tải về).

Tóm tắt quy trình như sau:

1. Kiểm tra bên ngoài:

Kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng, khám xét tình trạng thiết bị bên ngoài trước khi kiểm tra các chế độ khác để đảm bảo rằng. Bàn nâng đã sẵn sàng hoạt động và được thử nghiệm một cách an toàn. 

2. Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải (kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng):

– Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu: nâng, hạ sàn công tác.

– Hệ thống thủy lực: kiểm tra và đánh giá theo TCVN 5179:1990. (TC)

– Hệ thống dẫn động và hệ thống điều khiển của thiết bị.

– Hệ thống phanh.

– Các thiết bị an toàn.

– Các phép thử trên đ­ược thực hiện không ít hơn 03 lần.

Đánh giá: Kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế và không có bất kỳ hư hỏng nào.

3. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử (kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng):

3.1. Thử tĩnh:

– Tải thử: 125% SWL (SWL là tải trọng làm việc an toàn và không lớn hơn tải trọng thiết kế)

– Độ cao của sàn khi thử tải: ≤ 200 mm kể từ vị trí hạ thấp nhất của sàn thao tác (ở vị trí cơ cấu hãm cơ khí chưa tác động).

– Bố trí tải thử trên mặt sàn:

+ Tải xếp phân bố đều trên toàn bộ diện tích bề mặt làm việc thực tế của mặt sàn.

+ Với các loại bàn nâng được thiết kế để nâng một loại tải chuyên dùng thì tải thử được bố trí tại các vị trí như trong quá trình làm việc.

– Thời gian duy trì tải thử: 10 phút

Đánh giá: Việc thử tải trọng tĩnh được coi là đạt yêu cầu khi: Kết cấu kim loại không bị rạn nứt, biến dạng vĩnh cửu; sàn nâng không bị trôi; thiết bị không bị mất ổn định; không có hiện tượng rò rỉ dầu.

KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG
Tải thử thang máy, bàn nâng của INSATEST
KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG
Tải thử bàn nâng – kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng

3.2. Thử động kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng:

– Tải thử: bằng 110% SWL.

– Hành trình thử: Thử toàn bộ hành trình hoạt động.

– Nội dung thử nêu trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.

Đánh giá: Việc thử động được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng theo tính năng thiết kế; kết cấu kim loại không bị rạn nứt, biến dạng vĩnh cửu; sàn nâng không bị trôi tuột; thiết bị không bị mất ổn định; không có hiện tượng rò rỉ dầu; không có các hư hỏng khác.

3.3. Các yêu cầu khác:

– Trong trường hợp thiết bị có nhiều cơ cấu nâng, việc thử tĩnh và thử động thực hiện cho từng cơ cấu nâng với tải trọng làm việc tương ứng.

– Trong trường hợp thiết bị có mặt sàn có thể nghiêng một góc thì phải thử tĩnh và thử động cơ cấu nghiêng sàn thao tác.

KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG
Kiểm định bàn nâng ô tô 2500 kg

4. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG

  • Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định
  • Không quá 2 ngày làm việc, INSATEST sẽ ban hành Giấy chứng nhận KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÀN NÂNG.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top