KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI 2021

KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI
Nồi hơi công nghiệp

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi theo quy trình: QTKĐ: 01-2016/BLĐTBXH (tải về)

Tóm tắt quy trình thực hiện như sau:

1. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;

– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;

– Kiểm tra vận hành;

– Xử lý kết quả Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi.

2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi
Máy siêu âm kiểm tra chất lượng mối hàn của INSATEST

3. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI. 

Nồi hơi, nồi đun nước nóng phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

4. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI.

4.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:

4.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch nồi hơi, nồi đun nước nóng.

4.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

4.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi.  

5. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

5.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài (Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi):

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi
Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi

5.2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong:

Đánh giá: Kết quả kiểm tra bên trong Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi đạt yêu cầu khi:

– Đáp ứng các quy định theo Mục 5 của TCVN 7704:2007;

– Không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối bên trong thiết bị.

Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi
Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi tại TP.HCM

5.3. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm, Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi:

5.3.1. Thử bền:

Thời hạn thử bền nồi hơi, nồi đun nước nóng không quá 6 năm một lần và phải tiến hành thử bền với các yêu cầu sau (bao gồm cả trường hợp kiểm định bất thường theo mục 11.2.5: TCVN7704:2007):

5.3.1.1. Môi chất thử là nước. Nhiệt độ môi chất thử dưới 50oC và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5oC

5.3.1.2. Áp suất thử, thời gian duy trì áp suất thử được quy định tại bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Áp suất, thời gian duy trì thử bền sau lắp đặt lần đầu

Áp suất thiết kế (bar) Áp suất thử (bar) Thời gian duy trì (phút)
p  5 2 p nhưng không nhỏ hơn 2 bar 20
p > 5 1,5 p nhưng không nhỏ hơn 10 bar 20

Áp suất, thời gian duy trì thử bền khi kiểm định định kỳ, bất thường.

Áp suất làm việc định mức (bar) Áp suất thử (bar) Thời gian duy trì (phút) (I)
5 1,5  nhưng không nhỏ hơn 2 bar 5
 > 5 1,25  nhưng không nhỏ hơn  + 3 bar 5

Áp suất, thời gian duy trì thử bền bộ hâm nước, bộ quá nhiệt, bộ tái nhiệt: 

Tên các bộ phận Áp suất thử (bar) Thời gian duy trì (bar)
Bộ hâm nước ngắt được 1.5 30
Bộ hâm nước không ngắt được 2.0 30
Bộ quá nhiệt, tái quá nhiệt 1.5 30

5.3.1.3. Nạp môi chất thử: Nạp đầy nước vào nồi hơi, nồi đun nước nóng (lưu ý việc xả khí).8.3.3.3. Trình tự thử bền:

5.3.1.4. Tăng áp suất lên áp suất thử (lưu ý phải tiến hành từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng nồi hơi, nồi đun nước nóng, nghiêm cấm việc gõ búa khi ở áp suất thử). Theo dõi, phát hiện các hiện tượng bất thường trong quá trình thử.

5.3.1.5. Duy trì áp suất thử theo quy định.

5.3.1.6. Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình kiểm tra. Sau đó giảm áp suất về (0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.

Đánh giá kết quả: Kết quả thử bền được coi là đạt yêu cầu khi (Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi):

– Không có hiện tượng nứt, rạn;

– Không có các bụi nước, hạt nước chảy qua các mối núc, mối nối ren, bích, van;

– Không có hiện tượng rịn mồ hôi, đọng sương trên các mối hàn;

– Không có hiện tượng biến dạng;

– Nếu có hiện tượng rịn nước qua các van, bích nối, ren nối với phụ kiện mà áp suất thử không bị giảm quá 3% trong thời gian duy trì áp suất thử thì coi như đạt yêu cầu.

5.4. Kiểm tra vận hành.

5.4.1. Kiểm tra các điều kiện để có thể đưa nồi hơi, nồi đun nước nóng vào vận hành.

5.4.2. Kiểm tra tình trạng làm việc của nồi hơi, nồi đun nước nóng và các phụ kiện kèm theo; thời hạn kiểm định, hiệu chuẩn và sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.

5.4.3. Khi nồi hơi, nồi đun nước nóng làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn, thực hiện niêm chì van an toàn.

5.4.4. Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá 1,1 lần áp suất làm việc cao nhất cho phép của nồi hơi, nồi đun nước nóng.

Đánh giá: Kết quả Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi đạt yêu cầu khi các thiết bị phụ trợ và các thiết bị đo lường bảo vệ làm việc bình thường, các thông số làm việc ổn định.

6. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI.

9.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.

9.2. Thông qua biên bản kiểm định có Đơn vị sử dụng, người tham gia chứng kiến.

7. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI. 

10.1. Thời hạn kiểm kỹ thuật an toàn định định kỳ là 02 năm. Đối với nồi hơi, nồi đun nước nóng đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi định kỳ là 01 năm.

10.2. Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963 410 634

Scroll to Top