Kiểm định thang máy theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH; Ký hiệu: QTKĐ: 02-2021 BLĐTBXH (tải về).
Tóm tắt quy trình như sau:
1. Phạm vi áp dụng (Kiểm định thang máy).
Kiểm định thang máy theo Thông tư 12 áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với:
Các thang máy chở người hoặc chở người và hàng. Vận hành bằng dẫn động ma sát, cưỡng bức hoặc dẫn động thủy lực, phục vụ những tầng dừng xác định. Có cabin được thiết kế chở người hoặc người và hàng.
2. Đối tượng áp dụng Kiểm định thang máy.
Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi là tổ chức kiểm định).
Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo Thông tư 36_2019_TT-BLDTBXH.
3. Tài liệu viện dẫn (Kiểm định thang máy).
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy số hiệu QCVN 02:2019/BLĐTBXH
2. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình số hiệu QCVN 32:2018/BLĐTBXH
4. Thuật ngữ và định nghĩa.
Theo các tài liệu viện dẫn
5. Thiết bị, dụng cụ phục vụ Kiểm định thang máy.
Các thiết bị, dụng cụ dùng để Kiểm định thang máy là phương tiện đo phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
6. Điều kiện Kiểm định thang máy.
Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
7. Chuẩn bị Kiểm định thang máy.
8. Các bước Kiểm định thang máy.
a) Thử không tải:
Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
b) Thử tải động ở hình thức 100% tải định mức: Kiểm định thang máy.
Thang máy điện |
Thang máy thủy lực |
– Đo dòng điện động cơ thang máy: Đánh giá và so sánh với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố và hồ sơ lý lịch của thiết bị (dòng điện không được vượt quá dòng định mức của động cơ).
– Đo vận tốc cabin: Đánh giá và so sánh với hồ sơ lý lịch của thiết bị. (không quá 5% tốc độ định mức). – Đo độ chính xác dừng tại các tầng phục vụ, đánh giá theo các điểm 2.3.4.4.1 và 2.10.4 QCVN 02:2019. – Thử bộ hãm an toàn cabin (đối với bộ hãm an toàn tức thời hoặc hãm an toàn tức thời có giảm chấn): Thử với tốc độ chạy kiểm tra, phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001 . |
– Đo dòng điện động cơ bơm chính: Đánh giá và so sánh với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố và hồ sơ lý lịch của thiết bị (dòng điện không được vượt quá dòng định mức của động cơ).
– Đo vận tốc cabin: Đánh giá và so sánh với hồ sơ lý lịch của thiết bị. – Đo độ chính xác dừng tại các tầng phục vụ, đánh giá theo điểm 2.10.4 QCVN 02:2019. – Thử van ngắt: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.6 TCVN 6905:2001 . – Thử van hãm: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.7 TCVN 6905:2001 . – Thử trôi tầng: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.9 TCVN 6905:2001 . – Thử thiết bị điện chống trôi tầng: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.10 TCVN 6905:2001 . – Thử phanh hãm an toàn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.2.1TCVN 6905:2001 . |
Đánh giá: Kết quả Kiểm định thang máy đạt yêu cầu khi thang máy hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu nêu trên |
c) Thử tải động ở hình thức 125% tải định mức: Kiểm định thang máy.
Đối với thang máy điện |
Đối với thang máy thủy lực |
– Phanh điện từ: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.1 TCVN 6904:2001.
– Bộ hãm an toàn cabin: Thử với tốc độ dưới tốc độ định mức (đối với bộ hãm an toàn êm), phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001 . – Thử khả năng kéo: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.4 TCVN 6904:2001 . |
– Thử thiết bị chèn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3 TCVN 6905:2001 .
– Thử thiết bị chặn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.4 TCVN 6905:2001 . |
Đánh giá: Kết quả Kiểm định thang máy đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng hoặc khuyết tật khác, thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu nêu trên. |
d) Thử bộ cứu hộ: Kiểm định thang máy theo Thông tư 12
Đối với thang máy điện |
Đối với thang máy thủy lực |
Đánh giá theo điểm 4.2.6 TCVN 6904:2001 . | Khi cabin đầy tải:
– Di chuyển cabin đi xuống: Kiểm tra van thao tác bằng tay, mở van xả để hạ cabin xuống tầng gần nhất để người có thể ra ngoài. – Di chuyển cabin đi lên (thang máy có bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn): Kiểm tra bơm tay, kích bơm tay để di chuyển cabin đi lên. |
đ) Thử thiết bị báo động cứu hộ:
Đối với thang máy điện |
Đối với thang máy thủy lực |
Đánh giá theo điểm 4.2.7 TCVN 6904:2001 | Đánh giá theo điểm 4.2.12 TCVN 6905:2001 |
Bước 5: Xử lý kết quả Kiểm định thang máy theo Thông tư 12.
Lập biên bản kiểm định thang máy với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.
9. Thời hạn Kiểm định thang máy theo Thông tư 12/2021/BLĐTBXH.
Thời hạn kiểm địnhthang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.
Thời hạn kiểm định thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu tại khoản 1 Điều này là ba (03) năm một lần.